Định nghĩa Bệnh do động vật nguyên sinh đường ruột gia súc thuộc các loài Eimeria và Isospora. Cầu trùng có tính chuyên biệt về vật chủ nên không xảy ra truyền lây giữa các loài gia súc khác nhau. Phân bố Khắp thế giới

Triệu chứng lâm sàng 

Cầu trùng rất phổ biến nên hầu hết gia súc đều bị nhiễm đầu tiên từ lúc còn nhỏ.  Nên bệnh thường thấy ở gin súc non lúc vài tháng tuổi.

 Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh.  Triệu chứng lâm sàng bao gồm từ ỉa chảy nhẹ, hơi kém ăn cho tới ỉa chảy nặng mùi thối khắm, phân có máu và dịch nhầy kèm theo bỏ ăn và mất nước.  ở những con nặng, con vật đặn ỉa là triệu chứng thường xuyên nên đôi khi dẫn tới sa trực tràng.  Triệu chứng này kéo dài khoảng 5 ư 6 ngày, nhưng những con bị nặng do ruột bị tổn thương rộng, thời gian hồi phục kéo dài, nhiều tuần mới lấy lại được mức ăn và tốc độ lớn.

Dê cừu non 

Triệu chứng chủ yếu là gầy yếu đần, bỏ ăn, yếu và chết sau vài tuần.  ở bê hiện tượng kiết lỵ ít hơn.

Lợn con 

ổ dịch xảy ra vào hai tuần tuổi đầu tiên.  Triệu chứng chủ yếu là ỉa chảy nhiều, ủ rũ và đôi khi nôn mửa.  Có tới 20% lợn con

Cách lây lan 

Cầu trùng có chu kỳ sống phức tạp, ký sinh trùng phát triển bên trong tế bào ruột, phá hoại tế bào trong quá trình phát triển.  Giai đoạn cuối cùng của ký sinh trùng là các thể hình tròn nhỏ thấy được dưới kính hiển vi gọi là noãn nang (oocysts).  Noãn nang theo phân ra ngoài và phát triển thành thể gây nhiễm trong vài ngày.  Các noãn nang gây nhiễm có thể sống sót nhiều tháng ngoài vật chủ.


Cầu trùng

 rất phổ biến và từ tuổi còn nhỏ hầu hết gia súc ăn phải một lượng nhỏ noãn nang từ môi trường, trở thành mắc bệnh không có triệu chứng lâm sàng và thải một số lượng nhỏ noãn nang vào phân.  Bệnh xảy ra khi gia súc non mẫn cảm chưa bị nhiễm cầu trùng trước đây, ăn phải một lượng lớn noãn nang tích tụ trong môi trường.  Noãn nang xâm nhập vào tế bào ruột và phá hoại tế bào ruột dẫn tới các triệu chứng mô tả trên.

Điều trị 

Hiện có một số thuốc gồm Sulfadimidine, Nitrofurazone và Amprolium.  Cơ bản là phải chữa sớm những con có triệu chứng lâm sàng trước khi ký sinh trùng phát triển tới các giai đoạn sau và gây tổn thương lớn ở ruột.  Tuỳ theo hoàn cảnh, có thể điều trị từng cá thể hay từng nhóm bằng cho thuốc vào thức ăn hay nước uống.

Phòng chống Nhiễm cầu trùng ở gia súc là không thể tránh khỏi, không thể phòng được.  Tuy nhiên, có thể thực hiện các biện pháp đảm bảo mức độ nhiễm ở mức độ tối thiểu và không gây nên bệnh có triệu chứng lâm sàng.  Tránh nuôi gia súc non quá đông ở chuồng và sân, đảm bảo thường xuyên rửa sạch chuồng, sân để tránh tích tụ noãn nang do ô nhiễm phân.  Máng thức ăn và nước uống phải để cao giảm tối đa nguy cơ nhiễm phân.  Con mắc bệnh bài tiết hàng triệu noãn nang vào phân nên phải cách ly chúng.  Dùng thuốc điều trị cho vào thức ăn và nước uống để phòng bệnh cho các gia súc có nguy cơ.

Nhận xét Có nhiều nguyên nhân gây ỉa chảy và làm gầy yếu ở gia súc non, bệnh cầu trùng không thể chẩn đoán được nếu chỉ dựa đơn thuần vào triệu chứng.  Phải gửi mẫu phân mới của con nghi mắc bệnh tới phòng xét nghiệm thú y để kiểm tra đơn giản tìm noãn nang.  Tuy nhiên, cần thiết phải lấy lại mẫu phân vì kết quả xét nghiệm có thể là âm tính vào giai đoạn nhiễm đầu trước khi noãn nang thải vào phân.  Khi đã xác định bệnh, phải kiểm tra các biện pháp quản lý nhằm điều chỉnh những yếu tố có thể là yếu tố tiền đề như quá đông, môi trường ô nhiễm phân quá mức.  Việc điều trị và phòng bệnh cầu trùng phải đồng bộ và trong nhiều trường hợp, tìm kiếm ý kiến giúp đỡ về chuyên môn thú y đặc biệt trong sử dụng thuốc chống cầu trùng là khôn ngoan.

Bệnh cầu trùng thường đi liền với những đlều kiện chăn nuôi thâm canh, trong đó bê, dê cừu con, lợn con nhốt trong chuồng quá đông, bẩn, bị ô nhiễm phân nặng từ những con nhất trước đây.  Tuy nhiên, bệnh cầu trùng vẫn có thể xảy ra ở nơi mà gia súc tập trung và gây ô nhiễm phân và noãn nang vào môi trường như ở quanh vùng mặt nước trong những điều kiện mùa khô.

Nguồn: Dairyvietnam